Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Kinh nghiệm cho trẻ bú lần đầu

Vậy là sau bao tháng chờ đợi, cuối cùng bé cũng chào đời thật khỏe mạnh và kháu khỉnh. Lúc nhận lấy con từ tay các bác sỹ cũng chính là thời điểm tốt nhất để mẹ mớm cho bé những giọt sữa đầu tiên. Đây là một bước khá quan trọng vì lúc này cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra một lượng rất ít sữa non vô cùng bổ dưỡng giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng.

Cần bắt đầu như thế nào?

Mẹ hãy ôm trọn bé vào lòng, để phần ngực bé áp sát vào ngực mẹ. Dùng đầu ti khều nhẹ môi trên của bé để kích thích bé mở miệng ra. Khi bé há miệng, mẹ hãy nhanh chóng kéo bé sát vào, một tay nâng ngực để hỗ trợ. Miệng của bé cần phải nút được trọn vẹn đầu ti và càng nhiều phần quầng vú càng tốt.

Đừng quá lo lắng nếu như bé không tìm được ti mẹ hoặc không giữ được ti mẹ trong miệng. Việc cho con bú cần rất nhiều sự kiên nhẫn của cả mẹ và con đấy. Mẹ có thể nhờ các y tá hoặc người thân giúp đỡ, chỉ cách để cho bé bú.
máy hút sữa ardo
máy hút sữa ardo

Nếu em bé sinh non, mẹ thường sẽ không thể cho bé bú ngay lập tức mà phải sử dụng dụng cụ hút sữa. Bé sẽ ăn sữa mẹ từ bình cho đến khi đủ cứng cáp để tự bú mẹ.
Nếu mẹ bị đau khi cho bé bú, hãy rút ti ra bằng cách dùng ngón út để mở miệng và lợi của bé, sau đó cho ti vào miệng bé lại từ đầu.

Cách bao lâu thì cho bé bú?

Hãy cho bé bú thường xuyên. Càng cho bú nhiều, mẹ sẽ càng có nhiều sữa. Trung bình từ 8-12 lần mỗi ngày là phù hợp. Tuy vậy mẹ cũng không nên có một lịch trình quá cứng nhắc mà cần phải để ý xem biểu hiện của bé để cho bé bú bất cứ khi nào mẹ thấy các dấu hiệu sớm của cơn đói như bé tỉnh táo và hoạt động nhiều hơn, chóp chép miệng hoặc bé tìm vú mẹ. Khóc là dấu hiệu khi bé đã quá đói, mẹ nên cho bé bú trước khi bé bắt đầu khóc lóc.
Trong vài ngày đầu tiên, mẹ có thể sẽ phải đánh thức bé dậy để cho bé bú, và bé có thể sẽ ngủ thiếp đi trong khi đang ti mẹ. Để giữ cho bé tỉnh táo khi bú, mẹ có thể tháo bớt khăn quấn và quần áo của bé ra. Mẹ nên canh thời gian cứ cách 2-4 tiếng thì đánh thức bé dậy cho bú để đảm bảo bé luôn được bú đầy đủ nhé!

Làm sao để mẹ thoải mái khi cho bú?

Vì mỗi lần bú có thể kéo dài đến 40 phút, nhất là trong những tháng đầu tiên, vì thế mẹ nên chọn những nơi thật ấm cúng và thư giãn để cho con bú. Bế bé ở tư thế nào mà không làm tay và lưng mẹ bị đau. Mẹ có thể dùng bàn tay để đỡ lưng và đầu bé. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi người có thể tự chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái nhất cho mình là được.Nếu mẹ ngồi để cho bé bú, hãy dùng một chiếc gối để đỡ bé trước ngực sẽ hỗ trợ cho mẹ rất nhiều. Một số mẹ mách nhỏ là dùng một chiếc ghế thấp để gác chân khi ngồi cũng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Bất kể là khi cho bé bú nằm hay ngồi, mẹ nhớ là chỉ bắt đầu cho bú khi cả mẹ và bé đã tìm được tư thế thoải mái nhất vì cả hai sẽ phải yên vị trong một khoảng thời gian dài đấy.

Mẹ cần ăn gì?

Một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng sẽ giữ cho mẹ khỏe mạnh trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Mặc dù cơ thể mẹ tự nhiên có thể sản xuất sữa cho con dù chế độ dinh dưỡng không được tốt lắm, nhưng nếu mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tất nhiên dòng sữa mẹ sẽ nhiều và chất lượng hơn, cũng như cơ thể mẹ sẽ khỏe mạnh, mau phục hồi. Mẹ cũng đừng quên uống thật nhiều nước mỗi ngày nhé!

Rất nhiều bà mẹ có cảm giác đói cồn cào khi cho con bú, điều này cũng khá dễ hiểu bởi cơ thể mẹ đang vận dụng hết sức lực để tạo sữa cho bé. Lúc này mẹ hãy cố gắng bổ sung những bữa ăn phụ dinh dưỡng để thỏa mãn cơn đói và nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Theo những nghiên cứu cho thấy, phụ nữ cho con bú cần thêm 200-500 calo so với những phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ.

Không nên uống quá nhiều thức uống chứa caffeine bởi nó có thể truyền sang con theo đường sữa và tích tụ trong cơ thể bé. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ chỉ nên tiêu thụ tối đa 300mg caffeine cho mỗi ngày mà thôi. Mẹ cũng cần hạn chế các loại thức uống có cồn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, bởi lượng cồn này cũng có thể theo đường sữa đi vào người bé.

Mẹ có thể ăn cay hoặc các loại gia vị tùy thích, bé cũng sẽ không mấy phiền lòng đâu. Các chuyên gia tin rằng các bé thậm chí còn thích sữa có một vài mùi vị khác nhau nữa đấy. Tuy rằng mẹ chưa cần phải ăn hạn chế các loại thực phẩm khi đang cho con bú vội nhưng cũng phải theo dõi bé, nếu thấy bé có vẻ bị trướng bụng hoặc cáu kỉnh hơn khi bạn ăn một vài loại thức ăn nhất định (chẳng hạn như bơ sữa), hãy thử loại bỏ các thực phẩm đáng nghi ấy ra khỏi khẩu phần ăn một thời gian để xem tình hình của bé có được cải thiện hơn không nhé!

Có cần trợ giúp của Máy hút sữa

Nếu mẹ cho bé bú mà lượng sữa vẫn còn thừa, nên sử dụng một dụng cụ để vắt sữa thừa ra, nó sẽ giúp giảm căng tức, đồng thời giúp cho việc sản xuất sữa được tốt hơn. Đồng thời hãy bảo quản sữa được vắt ra đúng quy cách bằng cách sử dụng bình đựng sữa, túi trữ sữa... để đảm bảo an toàn cho bé.

Một vài vấn đề mẹ có thể sẽ gặp

Hầu hết mọi bà mẹ đều có thể cho con bú một cách dễ dàng mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào về tinh thần lẫn thể chất cả. Tuy vậy cũng có khá nhiều mẹ cảm thấy khá khó khăn để học cách nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn đang chán nản ư? Bạn không phải là người mẹ duy nhất cảm thấy như vậy đâu.

Đối mặt với những thay đổi lớn lao từ khi có bé xuất hiện, những nhu cầu của bé cần phải đáp ứng liên tục, từ ăn ngủ cho đến vệ sinh cá nhân, thì việc mất ngủ, thiếu ngủ và cảm giác choáng ngợp đến với mẹ cũng là rất bình thường. Mẹ có thể sẽ có rất nhiều câu hỏi: Liệu bé có bú đủ chưa? Đầu ngực mẹ bị đau có làm sao không? Cho con bú bao lâu thì vừa? Có nên đánh thức bé dậy khi đang bú không?... Dù rằng việc cho con bú là bản năng tự nhiên của người phụ nữ nhưng đó không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng.

Một vài khó khăn thường mà các bà mẹ thường hay gặp phải khi cho con bú trong khoảng 6 tuần đầu tiên có thể kể đến:

- Căng tức ngực;
- Núm vú bị đau;
- Viêm, nhiễm trùng vú;

Đừng bỏ qua các dấu hiệu bất thường của ngực mẹ khi cho con bú nhé. Cần phải tìm sự giúp đỡ, tư vấn và chữa trị kịp thời từ các bác sỹ nếu bạn có các dấu hiệu nói trên, hoặc nếu bạn cảm thấy đau đớn hoặc có những cảm giác khó chịu khi cho con bú.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét