Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Sử dụng máy hút sữa sao cho đúng cách?

Sử dụng máy hút sữa như thế nào mới đúng cách, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây nhé. Sau khi bé yêu chào đời, mẹ sẽ bắt đầu phải đối mặt với một số vấn đề như: kích thích cho sữa nhanh về, làm thông tuyến sữa, chữa tắc sữa giai đoạn đầu… Trong những trường hợp như vậy, chiếc máy hút sữa sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu. Đặc biệt, trong thời gian bạn bắt đầu đi làm lại thì máy hút sữa sẽ phát huy nhiều công hiệu. Tuy nhiên, sử dụng máy hút sữa như thế nào mới đúng cách, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây nhé:

Đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng

Hiện nay có hai loại máy hút sữa phổ biến trên thị trường là máy hút sữa bằng tay và bằng điện hoặc đồng thời sử dụng được 2 cách trên. Với mỗi loại máy sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng mẹ lựa chọn loại máy phù hợp với mình và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để hút sữa đúng cách.

Vệ sinh trước khi hút sữa

Trước khi hút sữa, bạn cần phải rửa sạch tay và sát trùng thật cẩn thận dụng cụ sử dụng trong quá trình hút sữa bao gồm phễu chụp, bình sữa.

Hút sữa đúng quy trình

Để đảm bảo chất lượng sữa bạn cần phải hút sữa đúng quy trình. Trước khi hút sữa 30 phút nên uống một cốc sữa ấm và massage bầu ngực. Mẹ nên tìm một không gian riêng tư thoải mái để có thể hút sữa.

Nếu hút sữa đúng cách thì bạn sẽ có cảm giác êm nhẹ như con đang bú. Nếu cảm thấy đau hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng ngay việc sử dụng máy và tới gặp chuyên gia.

Sau khi hút sữa, mẹ dùng bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa đã qua tiệt trùng, bảo quản sữa cho bé trong tủ lạnh.

Các chuyên gia y khoa tại bệnh viện Ujastek - Ba Lan khẳng định rằng Máy hút sữa bằng điện Lovi cực kì hữu ích và hiệu quả trong việc giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến việc tiết sữa của 85% bà mẹ.

Lực hút có thể điều chỉnh cho phép quá trình tiết sữa diễn ra dễ dàng, không đau đớn, thậm chí với những mẹ có núm ti bị tổn thương nặng. Khác với những máy hút sữa thông thường khác máy hút sữa bằng điện 2 chu kỳ Lovi có thể dễ dàng chuyển đổi thành máy hút sữa bằng tay khi mẹ không có nhu cầu dùng điện. Đặc biệt, các nút bấm trên màn hình có thể hiển thị lực hút cho biết chỉ số thiết lập và quan sát được biên độ lực hút giúp mẹ dễ dàng điểu chỉnh lực hút phù hợp với thể trạng cơ thể.

Chu kì I - Kích thích: Mô phỏng chuyển động bú nhanh của bé, kích thích tiết sữa và sữa chảy ra

Chu kì II - Hút sâu: Mô phỏng nhịp bú sâu, chậm và hiệu quả của bé. Khi sữa bắt đầu chảy, bé sẽ tập trung bú hơn. Sữa sẽ dần dần trở nên đặc hơn, tràn đầy, và nhịp hút cũng sẽ chậm hơn.

Xem thêm máy hút sữa Ardo tại đây:

http://mamanbebe.com.vn/may-hut-sua/c135.html

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Bí quyết chia cữ hút khoa học giúp mẹ đẻ non ở tuần 37 vẫn hút được 1,5 lít sữa mỗi ngày

Theo quan điểm của chị Khánh Phượng, ngoài việc chia cữ hút sữa đều đặn, mẹ cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, ngủ đủ để cơ thể tiết ra nhiều sữa cho con. Khi bé trai của chị Khánh Phượng được 4 tháng tuổi, chị đã bắt đầu trở lại với công việc là một Nhân viên tại Viện phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật. Dù bận rộn với công việc, chị Phượng vẫn cố gắng “ưu tiên” và duy trì nguồn sữa mẹ để con trai của chị được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hàng ngày.

Cùng trò chuyện với chị Khánh Phượng để biết thêm hành trình nuôi con bằng sữa mẹ:

- Chào chị, chị có thể chia sẻ một chút về việc sinh con?

- Khi thai ở tuần 37, mình đang làm việc ở cơ quan thì thấy người mệt mệt, lạnh người, khó chịu. Mình cũng không hề đau đẻ và bụng cũng chưa tụt nhưng chồng vẫn đưa mình nhập viện. Sau khi khám, bác sĩ bảo đã chuyển dạ và mở được 2 phân. Đến khoảng 10h sáng hôm sau thì mở thêm 1 phân. Bác sĩ chọc ối, rồi tiêm kích đẻ để xuất hiện các cơn co tử cung. Dù đau lắm nhưng mình vẫn cố gắng để đẻ thường. Đến gần 9h tối thì cu cậu mới chịu ra đời theo phương pháp đẻ thường.
- Sau khi sinh mình uống thêm sữa và nước. Tuy nhiên, lúc sữa về nhiều thì phát hiện con bị vàng da, phải chiếu đèn nên không cho con ti trực tiếp dẫn đến việc mình bị tắc tia sữa. 5 Ngày sau sinh mình bị sốt li bì vì tắc sữa. Mình phải đi bấm huyệt, châm cứu, uống thuốc bắc và chữa tắc tia sữa. Chữa tắc tia sữa với mình còn đau hơn đau đẻ. Sau khi hết tắc, từ lúc vắt được 400ml/ lần thì chỉ còn 20ml/ lần. Mình đã stress. Con mình thường ti 80 – 90ml sữa/ lần nên phải dùng đến sữa trữ đông từ trước.- Sau khi sinh con chị đã làm gì để hồi phục cơ thể và giúp sữa nhanh về?

Sau đó, mình đã cố gắng rất nhiều để ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, tạo tâm trạng thoải mái và bắt đầu kích sữa.

- Chị có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm kích sữa?

- Khi nghe mọi người chia sẻ về kinh nghiệm kích sữa, mình đã hì hục kích hút. Con không ti mẹ nên mình chủ động được thời gian kích sữa. Ngày nào cũng như ngày nào là 6-9-12-15-18-21. Nhiều mẹ thực sự chịu khó, đêm dậy 2 lần kích nữa, tức là 6-9-12-15-18-21-24-3-6. Nhưng quan điểm của mình là không ngủ thì không có sữa.

Thế nên bữa vắt sữa cuối của mình là 9-10h đêm. Sau đó đi ngủ, đêm chỉ dậy ngâm sữa ấm cho con ti chứ không vắt nữa. Trộm vía 10 ngày sữa về nhiều, con đủ ti lại còn thừa. Rồi 15-20 ngày sau là mỗi ngày mình vắt được 1,3-1,5 lít sữa. Rồi thừa nhiều quá nên mình bắt đầu tìm các hội nhóm để cho sữa, giúp đỡ các bé thực sự khó khăn, ốm đau nhưng không có sữa mẹ để uống.

- Việc nuôi con nhỏ của chị có vất vả không?

- Trộm vía mình nuôi con thực sự nhàn hạ. Phần vì có bà nội bà ngoại đều trẻ, tâm lý, chiều con chiều cháu. Phần vì bé nhà mình cũng dễ tính, mẹ thả cho tự phát triển, không bồng bế nhiều. Nên bé rất hợp tác, rất ngoan. Mình tập thói quen cho con, 9h là tắt đèn đi ngủ. Đóng cửa phòng im lặng, không để các âm thanh khác làm ảnh hưởng đến con. Vỗ lưng cho con 1 lúc là bé bắt đầu ngủ chứ không phải bế rong hay làm bất cứ việc gì.

- Khi chị đi làm sớm, việc chăm con, hút sữa được sắp xếp như thế nào?

- Mình đi làm sớm, con được 4 tháng là mình đã đi làm rồi. Điều đó làm mình thực sự lo lắng. Tuy nhiên do con ở nhà được bà nội bà ngoại chăm, nên mình đến cơ quan làm việc, được tiếp xúc với đồng nghiệp, bạn bè cũng làm tâm trạng em thoải mái hơn. Vì vậy lượng sữa vẫn không đổi. Trộm vía con mình 7 tháng chưa 1 lần ốm sốt. Tiêm pentaxim, phế cầu phổi cũng chưa sốt lần nào.


Lời khuyên của mình dành cho các mẹ ít sữa, muốn kích sữa về cần lưu ý những yếu tố:

Thứ nhất: vắt sữa đúng giờ

Thứ 2: lúc vắt sữa không bao giờ nhìn vào bình xem mình vắt được bao nhiêu, như thế sẽ làm cho tâm trạng bị căng thẳng. Khi vắt sữa nên đọc báo, xem tivi cho thời gian trôi nhanh.

Thứ 3: Nếu khi vắt thấy hết sữa, không còn ra sữa nữa thì không nên dừng luôn không vắt sữa. Mà nên tiếp tục vắt thêm 5-10 phút. Nếu hết sữa bạn dừng luôn thì đó đúng là vắt sữa. Còn nếu bạn vắt thêm, thì đó chính là kích sữa.

Thứ 4: không vắt quá 30p/lần.

Thứ 5: uống nhiều sữa, nhiều nước, nếu sợ béo có thể uống sữa không đường. Ít nhất 3 lít 1 ngày. Bởi vì con người ta bình thường đã cần 2 lít nước 1 ngày để cơ thể khoẻ mạnh. Và bây giờ cần phải hơn thế để cơ thể tạo sữa.

Thứ 6: Không nên thức đêm thức hôm để vắt sữa. Cơ thể cần được nghỉ ngơi thì mới tạo được sữa. Vì vậy hãy ngủ 1 giấc thật ngon để tinh thần sảng khoái.

Xem sản phẩm máy hút sữa :

http://mamanbebe.com.vn/may-hut-sua/c135.html

Máy hút sữa nào tốt nhất đang được các mẹ tin dùng hiện nay

Tại sao cần dùng máy hút sữa và máy hút sữa nào tốt hiện đang là thắc mắc được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm. Bởi đa phần chúng ta đều chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường. Sinh mổ xong mẹ phải tiêm khá nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau nên tình trạng bị mất sữa hay ít sữa gặp rất thường xuyên. Vì thế để kích thích sữa nhanh về, thông tắc tia sữa...thì việc sắm một chiếc máy hút sữa là điều vô cùng cần thiết.

may-hut-sua-nao-tot-nhat

Sữa mẹ là nguôn dinh dưỡng quý giá nhất cho sự phát triển của các bé. Ngoài vấn đề tiết kiệm được kinh phí ra thì bất cứ mẹ nào cũng đều muốn cho con mình hưởng nguồn sữa quý báu này. Tuy nhiên sau 6 tháng khi sinh các mẹ sẽ phải tiếp tục trở lại với guồng quay của công việc. Có mẹ đã rất vất vả vì bé ti mẹ quen rồi không chịu ti bình và quấy khóc. Nên để tránh trường hợp đó nhiều mẹ đã mua máy hút sữa và tập cho bé bú bình ngay từ những tháng đầu đời. Vừa đảm bảo bé vẫn bú sữa mẹ mà còn không lo khi phải đi làm bé không chịu ăn đó nha

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Vợ Đăng Khôi: 'Khóc hết nước mắt vì tắc sữa'

Thủy Anh chia sẻ, không gì đau như tắc tia sữa sau sinh vì ngực căng cứng, sưng tấy. Để gọi sữa về, cô kiên trì kết hợp: uống thông thảo, massage và cho bé bú, hút sữa liên tục.

Là hot girl Hà thành được nhiều người yêu mến, thay vì dấn thân vào showbiz, Thủy Anh lựa chọn cách lui về hậu trường, làm tròn vai trò người vợ, mẹ và hỗ trợ công việc cho chồng - nam ca sĩ Đăng Khôi. Trở thành mẹ của hai nhóc tỳ, 8X dành nhiều thời gian nghiên cứu các phương pháp chăm con và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Dưới đây là bài chia sẻ với Zing.vn của Thủy Anh về trải nghiệm tắc tia sữa, cách khắc phục và gọi sữa về cho con:

Không gì đau như tắc tia sữa

Sinh con là trải nghiệm tuyệt vời của phụ nữ. Tôi sinh hai bé - Đăng Khang và Đăng Anh - khá thuận lợi và nhẹ nhàng nhưng sữa về lại là hành trình vô cùng đau đớn. Nếu ví đau đẻ là một, đau tắc sữa với tôi phải gấp 100 lần.

Ngày thứ 2 sau sinh thì sữa về, ngực bắt đầu căng, cứng như đá. Lúc này, sức bú của bé còn yếu nên không thể làm thông tia sữa giúp cho mẹ. Tôi tích cực cho con bú kết hợp hút sữa liên tục nhưng tình trạng ngày càng nặng hơn.

Đến ngày thứ 4, hai ngực sưng tấy đỏ, có hiện tượng sốt. Tuyến sữa phụ ở hai nách sưng to, đau nhức khiến tôi không khép cánh tay hay nằm xuống được. Cứ nằm là ngực đè nặng như hai tảng đá.

Khi sinh bé thứ 2, tình trạng còn nặng hơn lần đầu vì các nang sữa cũ đóng cặn gây tắc tia. Tôi phải đi viện 2 lần để massage bằng sóng siêu âm và nặn sữa. Quá trình đau đớn kinh khủng đó khiến tôi khóc hết nước mắt.

Đã có lúc tôi muốn uống kháng sinh để tiêu sữa, không phải chịu đựng cơn đau như thế nữa nhưng nghĩ đến con, tôi lại cố gắng. Tuần đầu tiên sau sinh, tôi không ngủ nổi, luôn trong tình trạng cho con bú, hút sữa liên tục.

Vo Dang Khoi: 'Khoc het nuoc mat vi tac sua' hinh anh 1

Trong lần sinh con thứ 2, Thủy Anh tiếp tục bị tắc tia sữa. Cô đã áp dụng rất nhiều biện pháp để chữa trị và thành công sau khi kiên trì kết hợp: uống thông thảo, massage và cho bé bú, hút sữa liên tục.

Không chườm nóng, uống thông thảo

Tôi đã thử rất nhiều bài chữa tắc tia sữa, theo cả mẹo dân gian lẫn khoa học: xoa cơm nếp, vuốt lá mít, chải lược vào ngực rồi massage sóng siêu âm, nặn cho ra từng tia sữa. Đến khi thử uống thông thảo (một vị thuốc thảo dược), hai cánh tay bỗng nhẹ hẳn, ngực bớt căng. Đó là đêm đầu tiên tôi ngủ được sau sinh nhưng cứ ngủ quên quá 2 tiếng không cho bé bú và hút sữa, ngực lại căng cứng.

Tôi kiên trì kết hợp: uống thông thảo, massage nặn sữa và cho bé bú, hút liên tục. Cuối cùng, tình trạng tắc sữa cũng giảm. Trải qua các phương pháp, tôi nhận thấy việc cho bé bú đóng vai trò quan trọng giúp mẹ hết tắc tia sữa. Lưỡi của bé khi bú sẽ tác động vào điểm sản sinh oxytocin - hooc môn sản sinh ra sữa - mà không máy hút nào làm được.

Đối với những trường hợp sữa nhiều và tắc, việc massage chườm nóng khiến tình trạng ngày càng nặng hơn. Nhiệt độ cao làm giãn ống nang, kích thích sữa về trong khi các ống sữa chưa được thông hoàn toàn. Vì thế, các mẹ cần massage với đá lạnh và nặn cho ra hết các tia sữa bị vón tắc.

Những lưu ý khi tắc sữa:

- Cho bé bú ngay khi vừa chào đời. Đừng lo bé đói khi sữa chưa về, một vài giọt sữa non cũng có thể giúp em no rồi.

- Cho bé bú mẹ hoàn toàn, đừng vì nghĩ ít sữa mà cho bé uống sữa ngoài. Bé không bú, cơ thể không tái tạo nhiều sữa nữa.

Vo Dang Khoi: 'Khoc het nuoc mat vi tac sua' hinh anh 2
Thủy Anh hút sữa liên tục để thông tia sữa. Cô bảo quản sữa cẩn thận để bé dùng được lâu dài.

- Trước mỗi cữ bú 15 phút, mẹ uống một ly sữa nóng giúp tăng tiết sữa.

- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau lang, đu đủ, uống chè vằng, thông thảo.

- Cho bé bú cạn hết một bên mới chuyển sang bên còn lại, bé bú không hết phải hút sữa ra. Khi ngực xẹp hẳn, sữa ra từng giọt, không còn cảm giác sữa về nữa là cạn.

- Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi, dễ xúc động, tinh thần không tốt dẫn đến mất sữa, nguy hiểm hơn là hậu sản. Nên giữ tinh thần nhẹ nhàng, thoải mái.

- Nhiều sữa không phải do ăn nhiều giò heo hay đồ bổ mà nhờ cơ địa từng người. Tôi nhiều sữa nên không ăn đồ lợi sữa như giò heo, cơm nếp… vì mỗi lần được tẩm bổ quá sẽ bị cương tắc sữa rất đau. Tôi được các bác sĩ tư vấn ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau lang, trái cây, thịt, cá, trứng và uống sữa, giảm tinh bột.

Nguồn zing.vn

Xem thêm sản phẩm máy hút sữa tại đây:

http://mamanbebe.com.vn/may-hut-sua/c135.html

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Nên mua bình sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào

Bình sữa cho trẻ sơ sinh là một trong những thứ quan trọng nhất bạn nên chuẩn bị từ trước khi em bé chào đời, nó tiếp tục được sử dụng cho bé khi bé cần ăn sữa bổ sung, uốc nước. Với tần suất sử dụng như vậy nên có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết nên mua bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu bài viết này để có đánh giá cụ thể bình sữa nào tốt nhất cho con bạn.

Thiết kế bình

Bạn nên chọn loại bình sữa có thiết kế nhỏ, gọn, vừa thuận tiện cho bé khi mới chào đời có thể bú ngay nếu mẹ chưa có sữa, sau khi bé được vài tháng bạn có thể cho bé tập tự cầm và bú bình. Có hai loại bình phổ biến là bình cổ rộng và bình cổ hẹp, trong đó bình cổ rộng cho phép bạn dễ pha sữa và vệ sinh hơn, còn bình cổ hẹp cho lượng sữa chảy ra nhỏ hơn.

Chọn bình thủy tinh hay bình nhựa

Mỗi loại bình này đều có ưu nhược điểm của nó. Bình thủy tinh được đánh giá là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn, nhưng đôi khi bình thủy tinh có thể bị vỡ nếu bạn bất cẩn.

Nếu lựa chọn bình nhựa thì cần chú ý đến loại chất liệu nhựa làm bình, vì loại nhựa không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Loại nhựa có ký hiệu số “5” bên trong hình tam giác ở đáy bình, hoặc bình có chữ BPA Free là loại dùng được cho bé.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Máy hút sữa Ardo trợ giúp đắc lực cho việc nuôi con bằng sữa mẹ

Máy hút sữa Ardo trợ giúp giúp các bà mẹ bận bịu chăm sóc con mình tốt hơn. Không có sữa nào tốt bằng sữa mẹ và máy hút sữa giúp các bà mẹ làm được những điều tuyệt vời.

Không có một loại sữa nào có thể thay thế cho sữa mẹ bởi vì các chất như vitamin, khoáng chất có trong sữa bột đều có nguồn gốc từ hóa chất được tinh chế tạo nên.Nhưng, có thể do điều kiện không cho phép mà các bà mẹ phải vắt sữa và để tủ lạnh cho con bú dần. Bé vẫn có thể bú sữa mẹ dù mẹ đi làm vắng nhà mà thành phần dinh dưỡng trong nó vẫn không bị mất đi.

1. Tại sao cần phải sử dụng máy hút sữa Ardo ?

+ Ngay cả khi không có điều kiện cho con bú (Vd mẹ đi làm hoặc mẹ có núm vú vú tụt, phẳng) không có nghĩa là người mẹ phải từ bỏ việc nuôi con bằng sữa của mình. Dùng máy hút sữa vắt sữa ra, các bà mẹ vẫn có đủ sữa nuôi con.

+ Máy hút sữa giúp các bà mẹ tiện lợi hơn trong việc vắt sữa và không phải dùng nhiều lực. Các bà mẹ sẽ không phải ngồi một chỗ cho bé nhà mình bú, mà vừa vắt sữa, vừa có thể tranh thủ vắt sữa khi đăng nghỉ ngơi. Những triệu trứng như đau lưng dai dẳng, mệt mỏi, chóng mặt do ngồi cho con bú quá lâu sẽ không còn nữa.

+ Máy hút sữa Ardo hoạt động giống như chu ký bú sinh lý tự nhiên của trẻ: đầu tiên máy hút nhanh và nhẹ để kích thích phản xạ bài tiết sữa của người mẹ. Tiếp theo, máy hút chậm và sâu hơn sữa sẽ ra nhiều hơn. Công nghệ hút sữa 2 pha (2-phase expression) của Medela giúp cho các bà mẹ hút được nhiều sữa hơn với thời gian nhanh hơn.

2. Lợi ích cho bé:

Sữa mẹ là thức ăn chính quyết định sự phát triển của bé, sữa mẹ bao gồm các chất: đạm, mỡ, lactase, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các Enzyme.

Trẻ sẽ khỏe hơn vì trong sữa mẹ có chất bảo vệ cơ thể chống bệnh đường ruột, dạ dầy và các bệnh nhiễm khuẩn.

Trẻ ít bị mắc bệnh đau tai, hô hấp, dị ứng, ung thư, tiểu đường và béo phì.

máy hút sữa Ardo

Máy hút sữa Ardo

Trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh đột tử (SIDS) và viêm ruột non kết (NEC).

Sữa mẹ rất tinh khiết, vệ sinh, có tính kháng khuẩn cao.

Sữa mẹ luôn đạt nhiệt độ chuẩn, không mất thời gian chuẩn bị.

Trẻ bú mẹ khi lớn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, eczema, bệnh hen, và các dị ứng khác.

Bú mẹ giúp phát triển não của trẻ, tăng thị lực.

3. Lợi ích của mẹ:

Cho con bú ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm nguy cơ chảy máu trong.

Giúp mẹ nhanh chóng trở lại vóc dáng cũ.

Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ.

Cho con bú còn giúp mẹ phòng chống được các bệnh ung thư vú, buồng trứng, loãng xương

Tăng sự gắn bó tình cảm mẹ và con.

Sữa mẹ rất kinh tế, tiết kiệm tiền, thời gian, không cần đun nấu.

Trẻ bú mẹ ít đau ốm nên mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và tham gia công việc hơn.

Với máy hút sữa các bà mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cung cấp cho con mình dòng sữa của mình mà có thể lúc đó mình đang bận bịu hay bận làm việc. Nó đúng là trở thụ đặc lực nhất cho các bà mẹ.

Xem thêm máy hút sữa:

http://mamanbebe.com.vn/may-hut-sua/c135.html

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Cách chữa tắc tia sữa phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên biết

Cách chữa tắc tia sữa cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết. Mamanbebe sẽ giới thiệu cho các bố mẹ về cách chữa tắc tia sữa cho các mẹ . Tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú mà còn khiến mẹ bị khó chịu, đau tức bầu vú, thậm chí bị viêm vú. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị chứng tắc tia sữa, các mẹ hãy chú ý bài viết dưới đây nhé.

Các dấu hiệu cho thấy mẹ bị tắc tia sữa

Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ, chính là những dấu hiệu "tố cáo" mẹ đang gặp vấn đề về tia sữa. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.

Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, mẹ phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.

Các nguyên nhân gây tắc tia sữa

Dưới kích thích khi trẻ bú mút vú mẹ, sữa sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú, chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ bất đắc dĩ phải đau khổ đối mặt với chứng tắc tia sữa khó chịu.

máy hút sữa cho mẹ

máy hút sữa cho mẹ

Tại chỗ tắc, hiện tượng sữa đông kết tạo cục, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác, làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa còn lại khiến tình trạng tắc sữa đã tệ còn trầm trọng hơn.

Ngoài nguyên nhân mang tính lý thuyết cơ bản trên, đôi khi tình trạng không mong đợi này lại xảy ra do một số lý do sau:

Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa.

  • Sữa thừa ứ đọng do trẻ không bú hết, lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.
  • Cảm hàn ảnh hưởng đến sự lưu thông của sữa.
  • Tinh thần không thoải mái, buồn bã, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường, gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.
  • Mẹ không vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho con bú.

Làm thông tia sữa như thế nào

  • Ép ngực bằng tay: Dùng tay ép bầu vú lên thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Ép nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực.
  • Chườm nóng: Sau khi day và ép ngực, mẹ có thể tiếp tục giảm đau bằng cách chườm nóng. Dưới sức nóng của nhiệt, sữa vón cục tan dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sữa lưu thông.
  • Hút sữa dư thừa: Chỉ dùng khi tình trạng tắc tia sữa mới ở giai đoạn “chớm nở”. Để lâu, sữa vón cục đặc, dày và nhiều, dụng cụ hút sữa không có tác dụng, đôi khi còn làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn.

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng phương pháp dân gian

  • Uống nước lá đinh lăng: Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng rồi đun nước uống. Nước lá đinh lăng dễ uống, giúp sữa mẹ thơm hơn, đồng thời còn giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng.
  • Uống nước xơ mướp khô: Uống nước xơ mướp khô, cùng gai bồ kết và củ hành tươi hoặc khô, mỗi ngày một lần trong 2-3 ngày, tình trạng tắc tia sữa được cải thiện thấy rõ. Sau khi uống, dùng lược thưa chải từ bầu ngực theo chiều từ trên xuống nhiều lần, sau đó nhờ anh xã mút mạnh đầu vú, sữa sẽ lưu thông bình thường.
  • Massage với hành tím: Cắt nhỏ hành tím dày khoảng 1,5mm. Đặt lên hai bầu ngực, phủ khăn mềm, giữ nguyên khoảng 10-15 phút. Sau khi đắp, kết hợp massage ngực, khoảng 4 ngày tia sữa sẽ được thông.
  • Chườm nóng bằng xôi nếp: Bọc xôi nóng và khăn mềm, chườm hai bên bầu ngực cho đến khi xôi nguội hẳn. Cách này giúp sữa về đều cả hai bên.
  • Massage bằng men rượu: Giã nhỏ viên men rượu, cho thêm chút rượu vàng, thoa lên hai bầu ngực, ủ khăn kết hợp massage nhẹ nhàng. Mấy tiếng sau dùng phương pháp chườm nóng, kiên trì khoảng 2 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Đắp lá bắp cải: Tách từng lá bắp cải, hơ nóng, sau đó đắp lên chỗ bị tắc tia sữa. Lá bớt nóng, lại thay lá khác, kết hợp dùng tay day mạnh để làm tan phần sữa bị vón kết.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Các loại nước uống lợi sữa không thể không biết

Nhiều bà mẹ trẻ ngày nay, do quá quen với cuộc sống phụ thuộc vào máy móc quen với công nghệ hiện đại nên không còn chú ý nhiều đến những bài thuốc, những kinh nghiệm dân gian xưa. Kể cả trong các vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ bây giờ bị mất sữa hay sữa không về kịp thường lập tức nghĩ tới việc mua cho mình một chiếc máy hút sữa mẹ để kích sữa, rồi tìm hiểu xem mua máy hút sữa nào: thương hiệu nổi tiếng medela hay một loại máy thương hiệu không quá nổi nhưng cũng rất tốt như: máy hút sữa spectra, unimom, avent, mamago…. Thế nhưng các mẹ cần biết rằng việc mẹ có sữa hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào mẹ có chế độ ăn uống tốt không, dưới đây người viết xin giới thiệu tới các mẹ những loại đồ uống lợi sữa rất hiệu quả trong việc mẹ muốn tăng sữa.

Điểm mặt 9 loại đồ uống lợi sữa cho các mẹ

những loại nước uống lợi sữa mẹ cần biết

1/ Sữa tươi nóng: mỗi ngày uống một cốc sữa nóng vừa giúp cơ thể mẹ nhanh phục hồi sau sinh mà còn khiến sữa về nhanh hơn, nhiều hơn. Với những mẹ ít sữa thì có thể uống sữa mỗi lần cho con bú hoặc vắt sữa (nên uống trước đó khoảng 20 phút)

2/ Nước lá, thân hoặc rễ cây đinh lăng: không chỉ giúp mẹ tăng tiết sữa mà còn giúp sữa có mùi vị thơm hơn.

3/ Nước gạo lứt: đây là thức uống bổ dưỡng giúp thanh lọc và giải độc cơ thể mẹ, giúp chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ có nguồn sữa dồi dào hơn, thơm ngon và bổ dưỡng hơn cho con yêu.

4/ Nước từ lá rau má: nước ép từ lá rau má giúp các chị em mới sinh cải thiện làn da, kháng khuẩn và đặc biệt là tăng sữa.

5/ Nước đậu: các mẹ có thể dùng đậu đỏ, đậu xanh, gạo nếp hoặc tẻ (gạo nếp giúp tăng sữa tốt hơn) cùng với hạt sen, cho tất cả vào nồi đun lấy nước uống hàng ngày để sữa về nhiều hơn.

các loại nước uống lợi sữa cho các mẹ

6/ Lá hoặc hạt thì là: uống nước thì là chỉ sau khoảng 10 phút là sữa về nhiều hơn hẳn, tuy hơi khó uống nhưng để bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của con thì mẹ hãy cố gắng nhé.

7/ Nước nấu từ lá mít non: Cụm hoa đực của cây mít hoặc lá mít tươi đun lấy nước uống, chỉ khoảng 1 tháng là các mẹ sẽ thấy sữa nhiều hơn trông thấy.

8/ Nước lá rau ngót: rau ngót không chỉ là một món rau ngon và bổ dưỡng mà còn có là món đồ uống lợi sữa cho các mẹ vừa tốt vừa lành tính.

9/ Nước lá chè vằng hoặc cao chè vằng: giúp mẹ tăng tiết sữa và hồi phục nhanh hơn sau kỳ sinh nở, ngoài ra nó còn giúp cơ thể mẹ kháng khuẩn tốt.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Nên hay không nên sử dụng bình sữa ngay sau khi tiệt trùng?

Tiệt trùng bình sữa là công việc mà mẹ trẻ nào cũng phải làm vài lần trong ngày trước khi cho bé ăn. Nhiều người cho rằng tiệt trùng bình sữa ngay trước khi cho bé ăn để đảm bảo vô trùng, điều này có đúng không? Cùng tham khảo bài này nhé.

Có nên pha sữa cho con ngay sau khi tiệt trùng bình sữa không?

bình sữa

Bình sữa thường được làm bằng nhựa, silicone hoặc thủy tinh, bản chất của những chất liệu này khi gặp nước nóng trên 100oC tự động giãn nở và các phân tử dễ đi ra khỏi hợp chất. Đa số chất liệu bình sữa đã được xử lý để đảm bảo độ an toàn cao nhất, nhưng trong quá trình thực hiện thật khó mà tránh được những tạp chất có khả năng gây độc hại cho sức khỏe. Đấy là còn chưa kể tới nhiều mẹ trẻ ham rẻ mua phải bình sữa giả mạo có lượng chì và BPA lớn, khi gặp nhiệt độ cao các phân tử độc hại sẽ tự động tách ra ngoài và nếu mẹ pha sữa ngay lúc này thì các hợp chất độc hại đó theo sữa đi vào sơ thể của các con.

bình sữa

Nhiều người thắc mắc vậy khi pha sữa ở nhiệt độ cao thì sao? Thông thường nhiệt độ chuẩn để pha sữa và hâm sữa ở mức 40oC đến 60oC trong khi tiệt trùng bình sữa phải đạt mức 120oC mới đảm bảo mà các phân tử chỉ đi ra ngoài hợp chất ở mức trên 100oC mà thôi nên nhiệt độ pha sữa bên trên chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của các con.

Quy trình tiệt trùng bình sữa an toàn

bình sữa

Từ những suy luận bên trên ta có thể rút ra kết luận là không nên pha sữa ngay sau khi tiệt trùng mà quá trình cần phải được thực hiện trước đó ít nhất là 10 phút thì mới đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé trong lúc ty sữa, dưới đây là quy trình tiệt trùng chuẩn mẹ cần tham khảo:

  • Sử dụng cọ chuyên dụng và nước rửa bình để làm sạch sau đó up lên giá đợi bé gần ăn thì tiệt trùng.
  • Xếp bình vào nồi, đổ nước xăm xắp và bật lửa đun sôi, sau khi nước sôi tầm 10p thì tắt bếp.
  • Sử dụng kẹp chuyên dụng để gắp bình ra ngoài úp lên giá, đợi cho bình khô và nguội tầm 10 phút thì mới bắt đầu pha sữa cho con.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Hướng dẫn cách vắt sữa và kích sữa bằng tay hiệu quả nhất

Không đủ sữa nuôi con là một vấn đề khiến các mẹ buồn phiền, thậm chí stress, trầm cảm sau sinh. Nhằm giúp các mẹ giải quyết vấn đề này, tự tin, vui vẻ và có nhiều sữa cho con các chuyên gia về sữa mẹ tại mamanbebe đã phân tích, hướng dẫn các mẹ cách vắt sữa, kích sữa bằng tay bằng tay, nếu làm được đủ những bước sau, chắc chắn mẹ sẽ nhiều sữa cho con, có mẹ sau khi thực hiện đầy đủ theo lời khuyên còn thừa sữa để dự trữ trong tủ lạnh hoặc đem cho.

cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn

Vắt sữa bằng tay là việc cần phải làm của mỗi bà mẹ, dù ít hay nhiều, ít nhất các mẹ từng nuôi con đều đã từng phải vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy. Tuy nhiên, tác dụng của nó thì lại tùy vào cách các mẹ thực hiện, nếu thực hiện đúng mẹ vừa không bị đau lại vừa thu được hiệu quả tốt nhất còn nếu thực hiện không đúng thì mẹ vừa bị đau lại không có hiệu quả tốt thậm chí có thể khiến mẹ mất sữa và có thể có những tổn thương các mô ngực.

Mẹ cần vắt sữa trong những trường hợp sau: khi bị căng sữa, nhiều sữa quá thì các mẹ cần dùng tay vắt sữa để không bị khó chịu thậm chí tắc sữa do sữa trong bầu ngực bị đông kết trong các ống dẫn sữa gây tắc sữa có thể dẫn tới áp xe vú. Khi ít sữa, không có sữa cho con ăn thì mẹ cũng cần vắt sữa để kích thích phản xạ xuống sữa, để tạo thói quen chơ cơ thể tiết sữa đều đặn hơn để con có đủ sữa bú.

Hướng dẫn cách vắt sữa bằng tay

massage ngực để kích sữa cho con

Dụng cụ cần chuẩn bị: Bình sữa hoặc cốc, túi hoặc bình trữ sữa, thìa nhỏ (dùng bón sữa cho bé sơ sinh nếu không dùng bình sữa) tất cả phải được vệ sinh và tiệt trùng sạch và khô

Các bước thực hiện:

Bước 1: Trước tiên, rửa sạch và khử trùng tay mẹ, dùng khăn mềm sạch nhúng qua nước ấm rồi chườm lên ngực, tiếp theo lau sạch bầu ngực mẹ. Tìm chỗ ngồi và tư thế ngồi thoải mái nhất, hứng bình sữa hoặc cốc ở gần ngực nhất có thể

Bước 2: Nên massage ngực nhẹ nhàng trước khi vắt sữa chú ý không được dùng sức ấn mạnh, các bước massage phải thật nhẹ nhàng nhằm mục đích kích thích phản xạ xuống sữa xảy ra nhanh hơn. Đặt cả bàn tay bên phải xuống phía dưới bầu ngực, bàn tay bên trái phía trên bầu ngực làm động tác di chuyển tới lui hai bàn tay khoảng chục lần.

Bước 3: dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa xoay tròn nhẹ từ trên xuống dần phía đầu ti, làm như vậy cho đến khi hết bầu ngực, có thể dùng cả hai tay làm đồng thời cả hai bên.

Bước 4: nắm bàn tay lại, dùng nắm tay vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía đầu ti, làm liên tục như vậy cho đến khi hết khắp bầu ngực

Bước 5: Dùng các đầu ngón tay xoay nhẹ xung quanh đầu ti nhằm kích thích các dây thần kinh truyền tín hiệu để tạo hoocmon thúc đẩy quá trình xuống sữa.

cách vắt sữa mẹ bằng tay

Bước 6: Sau khi đã massage khoảng 5 đến 10 phút cảm thấy bắt đầu có phản xạ xuống sữa (cảm giác râm ran, châm chích hơi nhói nhói ở bầu ngực) thì mẹ bắt đầu vắt sữa, đặt ngón tay cái phía trên bầu ngực gần quầng thâm còn ngón trỏ đặt đối diện với ngón cái ấn nhẹ vào bầu ngực rồi vuốt xuôi xuống sau đó nới lỏng cho sữa về và lặp lại thao tác trên, các mẹ chú ý di chuyển tay xung quanh bầu ngực để đảm báo tiếp cận được hết các nang sữa đảm bảo vắt hết sữa trong bầu ngực. Khi thấy sữa chảy ra ít hơn hoặc hết thì các mẹ chuyển sang bên kia và quay lại sau khi sữa đã về thêm.

Trường hợp quầng vú của mẹ rộng thì có thể để tay lùi vào quầng vú 1 chút cũng được, mỗi mẹ có đặc trưng cơ thể khác nhau nên các mẹ có thể chọn vị trí đặt tay phù hợp nhất với cơ thể mình, qua kinh nghiệm của những lần vắt trước đó chắc chắn các mẹ sẽ đánh giá được vị trí đặt tay vắt sữa tốt nhất.

Mẹo dùng máy hút sữa cho sữa cực nhiều

Hẳn nhiều mẹ chưa biết những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp mẹ hút được nhiều sữa cho bé yêu. Đây là kinh nghiệm dùng máy hút sữa sau hai lần làm mẹ của mình

Lưu ý: các mẹ không nên vuốt mạnh tay, ấn mạnh quá để tránh làm đau và tổn thương các mô ngực, bản chất của phản xạ xuống sữa là do kích thích của hệ thần kinh tạo ra hooc môn chứ không phải bóp mạnh tay là sẽ có nhiều sữa. Khi không có sữa về mẹ cũng vẫn nên vắt sữa thường xuyên và đủ khoảng 20 đến 30 phút, vắt ít hơn sẽ tạo cho cơ thể thói quen cho sữa về ít hơn.

Nên tạo thói quen cho con ăn khoảng 3 giờ 1 lần, mỗi lần 30 phút, nếu con ăn không hết thì mẹ cần vắt hết số sữa còn lại trong bầu ngực hoặc buổi đêm con ngủ không chịu dậy ăn đúng cữ thì hãy vắt bằng tay để tạo phản xạ xuống sữa có điều kiện đều đặn và đúng giờ. Đây chính là đặc điểm cần chú ý của việc kích sữa cho con, cứ đều đặn như vậy dù mẹ có ít sữa đến đâu cũng sẽ gọi được sữa về “ầm ầm”.

Ưu nhược điểm của việc vắt sữa bằng tay

Ưu: kích thích được phản xạ xuống sữa tốt hơn vắt sữa bằng máy, tiết kiệm được khoản chi phí mua máy hút sữa, không phải cọ rửa, khử trùng máy hút sữa.

Nhược: tốn thời gian, mỏi tay, mẹ mất sức hơn vì khi dùng máy hút sữa bằng điện mẹ chỉ cần lắp vào và để máy tự chạy, mẹ vẫn có thể rảnh tay làm việc nhà, làm công việc văn phòng… chăm sóc con. Có thể sẽ làm mẹ đau vì lực vắt từ tay không được tính toán trước, không đều…

Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị sặc sữa mẹ phải biết

Sặc sữa, nếu không sơ cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng trẻ

Sặc sữa là 1 trong những tai nạn thường gặp ở trẻ đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây tắc đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Vì vậy khi có con nhỏ mẹ cần phải nắm được những thông tin về cách xử lý và phòng ngừa nôn trớ ở trẻ.

  1. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Khi con bị sặc sữa, cha mẹ cần thực hiện sơ cứu ngay lập tức:

– Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.

– Nếu trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

– Trong trường hợp, trẻ có dấu hiệu tím tái, ho sặc sụa, nhanh chóng thực hiện những bước sau:

  • Bế trẻ nầm sấp trên tay, dùng tay vỗ mạnh liên tiếp 5 cái vào lưng để sữa trào ra đường miệng.
  • Lật trẻ trở lại, nếu trẻ khóc được thì đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để điều trị.
  • Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi sữa trào ra ngoài. Mẹ nhớ quan sát, nếu sữa chưa ra hết ngoài thì tiết tục hút cho đến khi sữa thông qua mũi và miệng.

– Nếu sữa vẫn chưa trào ra, mẹ lại luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi sữa trào ra thì thôi, và đừng quên gọi điện cho 115 ngay khi có thể.

– Khi thấy sữa trào ra, da con hồng hào thì phải đưa tới bệnh viện gần nhất để theo dõi tiếp.

– Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

  1. Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ:

Để giảm bớt tình trạng sặc sữa, bố mẹ cần thực hiện những việc sau:

  • Cho con bú đúng thời điểm: Không đợi khi con quá đói mới cho bú sữa vì khi khát con sẽ bú vội bú vàng nên rất dễ bị nghẹn và sặc sữa.
  • Không cho trẻ bú khi đang khóc, nô đùa hay cười.
  • Không cho trẻ bú khi đói vì dễ khiến trẻ bú nhanh mà không kịp nuốt sữa.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế: trẻ nằm gọn trong lòng mẹ, hơi nghiêng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Sau khi cho trẻ bú xong cần để đầu trẻ tựa vào ngực mình rồi vỗ nhẹ mấy cái vào lưng bé để làm thông khí trong dạ dày, tránh tình trạng trào sữa, nôn trớ.
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều, cần dùng 2 tay kịp đầu vú để ngăn sữa khi trẻ đang bú.
  • Với những trẻ bú bình cần cho trẻ bú trong tư thế nằm hơi nghiêng, không nằm thẳng, núm vú vừa phải, không rộng quá.

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn không hẳn ai cũng biết

Một trong những lo lắng khiến bao chị em phải trăn trở là việc rã đông sữa mẹ như thế nào mới chính xác cũng như lưu giữ được nguồn dinh dưỡng đầy tuyệt vời trong đó. Thấu hiểu nỗi lòng của hàng ngàn chị em phụ nữ, sau đây chúng tôi xin chia sẻ cách ra đông sữa mẹ đúng chuẩn giúp mẹ chăm sóc con tốt nhất.

Bí kíp gối đầu giường về cách rã đông sữa mẹ

Đầu tiên, chúng ta cần biết về thời gian sử dụng của sữa mẹ sau khi hút:

  • Nhiệt độ phòng trong vòng 4 tiếng (27 độ C)
  • Ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 4 ngày
  • Ngăn đá tủ lạnh được khoảng 3 tháng.


Xem thêm về máy hút sữa hai bên

Sử dụng sữa để ngăn mát, mẹ cần:

  • Chuẩn bị bát nước ấm 40 độ và cho túi sữa vào ngâm đến khi sờ đúng nhiệt độ thích hợp cho bé sử dụng. Lưu ý mẹ không nên để sữa quá nóng vì vừa gây bỏng lại làm mất các khoáng chất có lợi trong sữa mẹ.
  • Một khi sữa đã được đưa ra khỏi tủ lạnh thì dù bé không dùng hết cũng không được cấp đông trở lại. Chính vì vậy mẹ nên lường đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được dùng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ. Như vậy chỉ làm mất đi nguồn chất đạm trong sữa mẹ lại còn không hãm được độ nóng của sữa.

Sữa để ngăn đá phải làm sao?

  • Để chuẩn bị sử dụng, trước một ngày mẹ sẽ đưa túi trữ sữa xuống ngăn mát mục đích rã đông tốt hơn.
  • Quan sát thấy sữa tan đều thì mẹ nhớ lắc nhẹ nhàng để chất béo và lớp sữa hòa chung với nhau. Tiếp đó, mẹ mới dùng bát nước ấm để làm nóng sữa đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ dùng.

Sữa mẹ có mùi lạ như xà phòng phải làm gì?

Một vấn đề nhiều bà mẹ gặp phải chính là sữa sau khi cấp đông có mùi lạ như xà phòng. Đó là bởi trong sữa có hàm lượng enzym lipase cao nên khi để đông và rã đông càng khiến cho sữa nặng mùi hơn. Có nhiều bé nhạy cảm sẽ không chịu ăn. Số ít còn lại con vẫn ăn uống bình thường dù mẹ ngửi thấy mùi khó chịu.

Cách giải quyết dành cho các mẹ chính là nấu sữa lên để loại bỏ bớt số enzym lipase đi. Chúng ta sẽ thực hiện như sau:

Sữa mẹ sau khi vắt ra cần được khuấy đều và nấu đến khi thấy hạt sữa lăn tăn. Lúc này nhiệt độ sữa đạt khoảng 82 độ C là vừa đủ.

Lúc sữa đạt đến 82 độ sẽ đổ ngay vào ly thủy tinh rồi cho vào chậu nước lạnh nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Để một lát thấy sữa nguội hẳn thì cho vào túi trữ sữa và dán nhãn ghi nhớ bên ngoài.

Dù biết nấu sữa lên sẽ làm mất đi một số thành thành dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ. Nhưng thực tế, đây là cách làm mất đi mùi xà phòng trong sữa mẹ mà thôi. Lượng dinh dưỡng thất thoát không đáng kể cũng tương tự khi bạn dùng máy hút sữa Avent vì sữa chưa đạt đến nhiệt độ sôi.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Cựu hot girl Thủy Anh chia sẻ cách dùng máy hút sữa

Thủy Anh nổi tiếng là bà mẹ nuôi con tốt, chăm con khéo được nhiều bà mẹ bỉm sữa khác yêu thích học hỏi. Vì rất bận rộn nên Thủy Anh phải bắt đầu trở lại với công việc sớm, phải thường xuyên đi công tác nên chỉ cho con bú mẹ được mấy tháng đầu rồi phải vừa cho con bú, vừa mang theo máy hút sữa mẹ Ardo mỗi khi đi ra ngoài quá 3h đồng hồ để hút sữa, tích trữ lại cho con để khi không có ở nhà bé vẫn có sữa mẹ ăn. Sự chịu khó, thương con của Thủy Anh được đền đáp bằng thành quả là khi bé nhà cô mới được 8 tháng cô đã có một tủ sữa đủ cho con ăn tới 1 tuổi. Thủy Anh đã rất vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm hút sữa, trữ sữa và giã đông sữa để các mẹ khác có thêm kinh nghiệm nuôi con tốt, chăm con khỏe. Kinh nghiệm của cô được sự quan tâm hưởng ứng của rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện đại, bận rộn.

Cách sử dụng máy hút sữa để nuôi con của bà xã Đăng Khôi

Trả lời câu hỏi của phóng viên: “đi công tác nhiều như vậy, Thủy Anh hút sữa và bảo quản sữa như thế nào?”. Cô cho biết, mỗi khi ra ngoài từ ba tiếng trở lên cô phải mang theo bộ dụng cụ gồm máy, túi trữ sữa, bình giữ lạnh mini để bảo quản sữa cho con. Khi đi công tác xa cô hút sữa bằng máy rồi để trong tủ lạnh của khách sạn. Khi chuẩn bị về cô dùng thùng xốp to cho đá và sữa vào trong vì vốn sữa cũng đã cứng như đá rồi nên đặt trong thùng đá nữa cũng giữ lạnh rất tốt, di chuyển 5h đồng hồ về nhà sữa vẫn nguyên dạng cứng như đá không hề bị tan.

Thủy Anh nói thêm: dù có bận rộn cô vẫn duy trì 3h hút 1 lần để có thể duy trì nguồn sữa không bị mất sớm, có những khi đang ngồi trên xe cô ra phía sau xe choàng khăn lớn rồi vắt sữa bỏ thùng giữ lạnh mini đem về cho con.

Cô khuyên các mẹ nên lựa chọn các loại bình, túi và máy hút sữa không có chứa BPA thường được ký hiệu là BPA free, ngoài ra khi đổ sữa vào túi các bạn chỉ đổ khoảng ¾ túi để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Hút sữa, trữ sữa quan trọng nhưng rã đông sữa cũng quan trọng không kém, vì nếu rã đông không đúng sẽ làm mất chất sữa mẹ, thậm chí sinh ra những chất có hại cho trẻ. Thủy Anh cũng chia sẻ thêm về cách rã đông như sau: cô thường để sữa ra ngăn mát từ tối hôm trước, đến sáng hôm sau đã tan ra thành chất lỏng, rồi cô lấy ra lắc đều cho chất béo tan đều trong sữa, sau đó dùng nước nóng 40 độ để ngâm sữa, sau vài lần ngâm bằng nước ấm 40 độ thì sữa cũng đủ ấm để cho con ăn. Chia sẻ thêm về cách rã đông và sử dụng sữa, sữa khi đã bỏ sang ngăn mát và tan ra thì cô không bỏ lại vào ngăn đá nữa mà sử dụng chúng trong vòng 24 giờ, còn sữa đã rã đông nếu bé ăn không hết hết phải đổ đi, không sử dụng lại nữa.

Vậy là máy vắt sữa mẹ spectra đã giúp mẹ Thủy Anh rất nhiều trong công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ, hy vọng là những kinh nghiệm của cô chia sẻ phần nào giúp được các mẹ có thêm kinh nghiệm quý báu để nuôi con, chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Mẹo khắc phục sự cố cho máy hút sữa

1. Máy không chạy đối với máy bằng điện

Kiểm tra xem điện đã vào máy hay chưa

Kiểm tra xem công tắc đã bật chưa.

2. Không chạy đối với máy dùng pin

Thay pin mới.

3. Máy hút yếu hoặc không có áp lực:

Chụp vú phải chụp khít hoàn toàn với bầu vú (không có khe hở)

Các bộ phận của máy hút sữa phải được lắp khít vào nhau.

Miếng cao su tròn phải lắp thật bằng phẳng, khít trên mặt van vàng.

Van vàng và miếng cao su không bị bẩn, rách hoặc sứt.

máy hút sữa

Đảm bảo lắp mặt van phải hướng sang một bên.

Ống dây phải lắp khít vào cổ phễu và máy.

Có thể chỉ với những lỗi nhỏ cơ bản như trên nếu như bạn không chú ý thì cũng là những vấn đề lớn đấy. Chúc các mẹ hút được thật nhiều sữa cho bé nhé.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Kinh nghiệm cho mẹ khi dùng máy hút sữa

Sữa mẹ lúc nào cũng có sẵn trong bầu ngực mẹ từ những tháng cuối thai kỳ, sau khi sinh xong chỉ cần đợi bé mút núm vú là sẽ kích thích sữa tạo ra vào đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, sau khi sinh xong lượng sữa tiết ra thường rất ít kể cả khi bạn cảm thấy ngực căng tức.

Nếu các mẹ muốn sữa về sớm thì nên có bé bú sớm kể có có sữa hay không có sữa để kích thích các hoocmon tao sữa, sữa sẽ về nhanh và nhiều hơn.

Có nhiều bé phải sống xa mẹ hay vì một vài lý do nào đó mà bạn không thể cho bé bú ngay được thì hãy sử dụng một chiếc máy hút sữa để giúp bạn kích thích sữa về nhanh hơn và duy trì nguồn sữa, giúp mẹ không bị tắc tia sữa.

Các mẹ lưu ý, không nên chờ sữa về nhiều mới cho bé bú, việc đời chờ sữa về sẽ gây ra hiện tượng tắc sữa và gây đau đớn cho mẹ, nếu không xử lý kịp thời có thể đẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.

Nếu các bạn đã chuẩn bị sẵn một chiếc máy hút sữa mẹ đễ hỗ trợ tối đa trong việc nuôi con bằng sữa mẹ thì nên ghi nhớ các lưu ý sau đây:

  1. Đọc kỹ các hướng dẫn trước khi sử dụng.
  2. Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực và dụng cụ hút trước khi sử dụng.
  3. Lựa chọn phễu chụp phù hợp với ngực.
  4. Khi hút sữa bị đau, bạn nên dừng lại kiểm tra hoặc nhờ các chuyên gia tư vấn.
  5. Các mẹ nên bổ sung nhiều nước và các chất dinh dưỡng để đảm bảo lượng sữa dồi dào và đủ dinh dưỡng cho bé.

Dưới đây là một vài dòng máy hút sữa bán chạy nhất tại mmbb để các mẹ tham khảo:

  1. Máy hút sữa bằng tay:

a. Máy hút sữa Medela Harmony:

Với giá thành vừa phải và khả năng massage cùng công nghệ hút 2 pha nên chiếc máy này rất được nhiều bà mẹ tin dùng. Máy hút sữa medela Harmony với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi, nên mẹ có thể yên tâm khi mang đến cơ quan hay hút sữa vào ban đêm mà không sợ bé bị giật mình.

b. Máy hút sữa Unimom Mezzo

Với giá thành vào khoảng 450.000 cùng với khả năng hút êm ái nhờ có phễu massage silicon mềm mại sẽ làm hài lòng nhiều mẹ sau mỗi lần sử dụng.

Tay cầm của máy hút sữa Unimom Mezzo được làm bằng cao chống trơn trượt, giúp mẹ dễ dàng cầm nắm khi sử dụng.

  1. Máy hút sữa bằng điện

a. Máy hút sữa Ardo:

Chiếc máy có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, có thể hoạt động bằng điện lưới hoặc sử dụng pin khi xung quanh không có ổ điện.

Được áp dụng công nghệ mô phỏng hành vi bú tự nhiên của bé, máy chạy êm ái không gây tiếng ồn sẽ là một sản phẩm lý tưởng cho các mẹ hay di chuyển và sử dụng tại văn phòng.

máy hút sữa ardo

b. Máy hút sữa Spectra Dew 350

Máy hút sữa Spectra Dew 350 cải tiến hơn với bộ lọc để giảm thiểu nguy cơ sữa bị chảy ngược vào máy, làm hỏng máy. Máy hút sữa đôi spectra dew 350 còn có bộ phẩn chuyển đổi cổ bình, giúp mẹ dễ dàng sử dụng cho các loại bình sữa khác nhau. Quy trình hoạt động êm ái, không gây ồn ào là một sản phẩm lý tưởng mà mẹ dùng ngay cả khi bé nằm bên cạnh cũng không gây ảnh hưởng cho bé.

c. Máy hút sữa Medela pump in style advanced

Nếu mẹ đang gặp phải vấn đề ít sữa, mất sữa hay không có nhiều thời gian để hút sữa thì máy hút sữa pump in style là một sự lựa chọn không thể thiếu. Với công nghệ hút 2 pha, hút 2 bên cùng một lúc, có chế độ massage kích thích sữa, có bộ trữ sữa, giữ sữa không bị hư trong suốt 12h.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Mách mẹ cách hút và trữ sữa tiện lợi khi đi làm

Sau sinh, nhiều mẹ tất bật quay lại công việc, để không bị mất sữa các mẹ phải mang theo máy hút sữa mỗi khi đi làm. Việc sử dụng máy hút sữa sẽ giúp các duy trì được nguồn sữa và con có thể được bú sữa mẹ kể cả khi mẹ không ở bên cạnh.

Môt mẹ chia sẻ “Khi hút sữa tại cơ quan, các mẹ nên hút trực tiếp sữa vào túi trữ sữa luôn, vừa tiệt trùng lại vừa gọn nhẹ. Khi các mẹ đóng miệng túi trữ sữa nhớ ép hết không khí trong túi ra để bảo quản sữa được tốt hơn. Các mẹ hãy luôn mang theo khăn sữa và bút lông để ghi lại ngày giờ hút nhé”

Nếu ở cơ quan không có tủ lạnh thì mẹ hãy tự chế một “chiếc tủ lạnh di động” để bảo quản sữa đem về cho con. Mẹ Phương Hoa chia sẻ :” mình chỉ cần mang theo một hộp nhựa, để đầy đá vào là đã có một chiếc tủ lạnh di động rồi. Nếu mẹ nào có túi giữ nhiệt loại lớn thì bỏ hộp nhựa vào không thì cứ thế xách đi, để đá tan hết cũng khá lâu.”

Ngoài ra, mmbb xin chia sẻ với các mẹ một vài bí quyết lợi sữa:

  • Các mẹ có thể uống cao chè vằng
  • Uống cốm lợi sữa mẹ ( bổ sung theo đợt )
  • Sử dụng ngũ cốc dinh dưỡng hoặc sữa tươi không đường, sữa bầu ( có thể uống mỗi khi mẹ không muốn ăn )
  • Các loại thuốc bổ dành cho mẹ đang cho con bú.
  • Các loại Canxi Corbiere và viên sắt bổ sung cho mẹ.

Lưu ý:

  • Các mẹ đang trong thời gian cho con bú không bao giờ để bị đói, vì khi đói dễ bị tụt huyết áp, chóng mặt. Các mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng cũng không được để đói, mệt vì khi mẹ mệt mỏi sữa sẽ ra ít.
  • Dù đêm có hay phải thức dậy đi vệ sinh thì các mẹ cũng nhớ phải uống nước đầy đủ nhé.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

CÁCH RỬA BÌNH SỮA CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

Ngay sau khi cho trẻ bú sữa xong, mẹ cần mang bình sữa đi rửa, đặc biệt phải rửa đúng cách. Dưới đây là cách rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần làm theo để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ nhỏ.
Sự cần thiết để rửa bình sữa ngay khi trẻ bú xong
Thời điểm để rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất là lúc trẻ vừa bú xong. Nếu mẹ không có thời gian để rửa bình sữa ngay lập tức, ít nhất mẹ cũng nên đem rửa bình sữa sạch sẽ để lấy đi phần cặn sữa còn sót lại trong bình. Điều này giúp ngăn sữa bị đông cứng lại và sẽ khó để lấy ra hơn.
Nếu nhà có tủ lạnh mẹ có thể để bình sữa sau khi bé bú xong vào tủ lạnh cho đến khi mẹ có thời gian rửa bình.
Quy trình rửa bình sữa
1. Chuẩn bị bình sữa
Tách riêng bình sữa cho bé thành nhiều bộ phận: thân bình, núm ty, nắp bình để vệ sinh được sạch sẽ hơn, đảm bảo không còn sót lại những cặn sữa có thể dính ở nơi không thấy được nếu để nguyên bình. Cặn sữa là nơi sinh sôi nảy nở và cư trú yêu thích của vi khuẩn, vì vậy mẹ phải đảm bảo loại sạch bất kỳ vết cặn, vết dơ nào còn dính trong bình sữa nhé.
2. Chuẩn bị bồn rửa
Đổ nước nóng vào bồn rửa, thêm vào một lượng nhỏ xà phòng/ nước rửa chén loại nhẹ rồi dùng tay khuấy tan cho đến khi nước thấm đều xà phòng và cho các vật dụng đã tách rời của bình sữa vào.
3. Cọ rửa bình sữa
Cách cọ rửa bình sữa dễ nhất là sử dụng cọ rửa bình sữa.
Cọ rửa bình sữa có nhiều kích cỡ khác nhau. Khi chọn mua cọ rửa, mẹ nên chọn loại có thể chạm được đến đáy bình sữa mà đảm bảo vẫn cầm được cán cọ rửa một cách chắc chắn.
Với cọ rửa trong tay, đổ nước xà phòng vào nửa bình và cho cọ vào. Cọ từ sau ra trước và ngược lại, chú ý cọ sạch những vị trí có khả năng sữa còn bám nhiều nhất như: đáy bình, cổ bình và nắp bình.
Đối với bề mặt ngoài bình, sử dụng miếng xốp 2 mặt để lau chùi. Dùng mặt nhẹ để lau sạch toàn bộ bề mặt bên ngoài bình, những chỗ cứng đầu, bám sữa thì đổi sang mặt cứng, thô ráp hơn.
4. Cọ rửa núm ty
Để cọ rửa núm ty, mẹ nên sử dụng loại cọ rửa chuyên dụng cho núm ty để tránh làm hư hại núm ty cho bé.
Dùng cọ rửa núm ty cọ sạch phía trong núm ty. Đừng ngại dùng lực mạnh hơn nếu gặp những bả sữa "ngoan cố". Dùng miếng xốp để chà mặt ngoài của núm ty, đảm bảo không còn bất kỳ dấu vết nào của bã sữa hay nước bọt của trẻ.
5. Rửa sạch bình
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận, mẹ rửa tất cả các bộ phận dưới nước lạnh để rửa sạch xà phòng.
6. Hong khô bình sữa
Bình sữa sau khi rửa xong cần được hong khô để tránh ẩm mốc. Khi hong khô bình sữa, tách riêng các bộ phận như lúc rửa, úp ngược các bộ phận lên giá để nước chảy xuống dưới.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

NÊN CHO BÉ SƠ SINH MẶC QUẦN ÁO NHƯ THẾ NÀO?

Mặc đồ cho bé sơ sinh không phải chuyện dễ. Mẹ cần chọn đúng quần áo cho bé. Mẹ cần mặc số quần áo vừa đủ cho bé. Mẹ cần đảm bảo quần áo thoải mái và không gây hại lên làn da bé và còn vô số các điều khác. Dưới đây là một số mẹo mặc đồ an toàn cho bé sơ sinh mẹ cần phải biết để bé yêu được chăm sóc tốt nhất.
1. Chọn đúng quần áo cho bé sơ sinh
- Điều đầu tiền, đừng nên mua quá nhiều quần áo cho bé. Các bé lớn rất nhanh trong vài tháng và sẽ nhanh chóng không mặc vừa những gì mẹ mua nữa. Hơn nữa, còn có quà từ bạn bè và người thân chào mừng sự ra đời của bé, trong đó có thể có quần áo cho bé nên đối với quần áo, mẹ tuyệt đối không nên mua quá nhiều nhé.
- Mua áo liền quần (onesies) hoặc quần áo "cổ phong bì" để dễ kéo qua đầu bé.
- Chọn quần áo vừa với bé, không quá chật để tạo cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất có thể.
- Đảm bảo quần áo cho bé được làm từ chất liệu mềm mịn, khô thoáng, nên chọn vải sợi thiên nhiên để an toàn cho làn da bé.
- Những bộ jumpsuit toàn thân bao phủ cả chân cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bé. Chọn loại có nút hoặc khóa kéo dưới đáy quần để mẹ tiện thay tã cho bé.
- Tuyệt đối không chọn quần áo có nhiều ruy băng, dây quấn, hoặc cúc áo vì trẻ có thể tò mò mà giật ra và cho vào miệng, rất nguy hiểm.
- Đảm bảo tay áo đủ rộng để mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé bằng cách chạm vào cổ tay bé.
- Mặc cho bé đi ngủ vào buổi đêm cần hết sức thận trọng vì có thể gây hội chứng SIDS ở bé.
2. Số lớp áo quần cho bé
Nguyên tắc quan trọng khi mặc quần áo cho bé, là đảm bảo giữ ấm cho bé dù thời tiết như thế nào. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đảm bảo không khiến bé quá nóng. Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ cân bằng:
- Khi trời trở lạnh, hãy mặc cho bé vài lớp áo. Bắt đầu mặc vào một chiếc áo lót và miếng tã. Tiếp theo, mặc một chiếc pajama và một áo thun cho bé hoặc một bộ jumsuit. Cuối cùng, quấn bé vào một chiếc chăn để giữ ấm.
- Khi trời nóng, bé yêu sẽ chỉ cần được mặc một lớp và quấn vào một chiếc chăn mỏng. Mẹ phải luôn nhớ rằng bé sơ sinh luôn cần được mặc nhiều hơn mẹ một lớp áo. Điều đó có nghĩa, nếu mẹ chỉ mặc một bộ quần áo, thì phải đảm bảo bé sơ sinh được mặc 2 lớp áo. Đối với bé sinh non thì thêm một lớp nữa nhé.
3. Cách mặc đồ an toàn cho bé sơ sinh
Chọn đúng quần áo, đúng mùa cho bé chỉ mới là một nửa công cuộc mặc an toàn cho bé. Dưới đây là một nửa còn lại, gồm những mẹo giúp mẹ mặc vào và cởi ra an toàn cho bé.
- Đảm bảo bé đang được nằm thoải mái trước khi mặc đồ vào. Nếu bé khó chịu hay bồn chồn, việc mặc quần áo vào chỉ tổ khó khăn thêm thôi!
- Kéo áo lên để xung quanh vùng cổ bé và cẩn thận kéo nó qua khỏi đầu bé. Canh chỉnh cẩn thận tránh để quần áo mắc kẹt vào mắt, mũi, tai, miệng bé.
- Đặt tay mẹ vào ống tay áo của bé và nhẹ nhàng kéo tay của bé vào. Đây là một trong số lý do tại sao mẹ cần chọn mua áo có ống tay rộng cho bé.
- Khi hai tay áo đã được mặc xong, kéo áo xuống và khóa kéo lại nếu có.
- Khi cởi, làm mọi thứ ngược lại. Bắt đầu bằng cởi khóa dưới đáy, cẩn thận kéo tay áo ra khỏi tay bé, nhẹ nhàng kéo quần áo qua đầu bé. Trong khi cởi, mẹ cần đảm bảo dùng một tay để hỗ trợ phần cổ và đầu của bé nhé.
- Nếu bé trở nên cáu kính, mẹ có thể bắt chéo chân và đặt bé vào lòng. Ngồi trong lòng mẹ, bé sẽ thoải mái và bình tĩnh hơn. Ở vị trí này mẹ dễ dàng thay áo cho bé. Sau khi thay xong, có thể bế bé đặt lên giường và tiếp tục thay nốt phần còn lại nhé.
Bé yêu không thích ở trong tình trạng không mặc gì trong một thời gian lâu vì chúng sẽ cảm thấy lạnh. Chúng cũng không thích bị kéo và bị đẩy. Khi thay đồ cho bé, mẹ cần nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm đau bé nhé.