Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

CÁCH RỬA BÌNH SỮA CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

Ngay sau khi cho trẻ bú sữa xong, mẹ cần mang bình sữa đi rửa, đặc biệt phải rửa đúng cách. Dưới đây là cách rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần làm theo để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ nhỏ.
Sự cần thiết để rửa bình sữa ngay khi trẻ bú xong
Thời điểm để rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất là lúc trẻ vừa bú xong. Nếu mẹ không có thời gian để rửa bình sữa ngay lập tức, ít nhất mẹ cũng nên đem rửa bình sữa sạch sẽ để lấy đi phần cặn sữa còn sót lại trong bình. Điều này giúp ngăn sữa bị đông cứng lại và sẽ khó để lấy ra hơn.
Nếu nhà có tủ lạnh mẹ có thể để bình sữa sau khi bé bú xong vào tủ lạnh cho đến khi mẹ có thời gian rửa bình.
Quy trình rửa bình sữa
1. Chuẩn bị bình sữa
Tách riêng bình sữa cho bé thành nhiều bộ phận: thân bình, núm ty, nắp bình để vệ sinh được sạch sẽ hơn, đảm bảo không còn sót lại những cặn sữa có thể dính ở nơi không thấy được nếu để nguyên bình. Cặn sữa là nơi sinh sôi nảy nở và cư trú yêu thích của vi khuẩn, vì vậy mẹ phải đảm bảo loại sạch bất kỳ vết cặn, vết dơ nào còn dính trong bình sữa nhé.
2. Chuẩn bị bồn rửa
Đổ nước nóng vào bồn rửa, thêm vào một lượng nhỏ xà phòng/ nước rửa chén loại nhẹ rồi dùng tay khuấy tan cho đến khi nước thấm đều xà phòng và cho các vật dụng đã tách rời của bình sữa vào.
3. Cọ rửa bình sữa
Cách cọ rửa bình sữa dễ nhất là sử dụng cọ rửa bình sữa.
Cọ rửa bình sữa có nhiều kích cỡ khác nhau. Khi chọn mua cọ rửa, mẹ nên chọn loại có thể chạm được đến đáy bình sữa mà đảm bảo vẫn cầm được cán cọ rửa một cách chắc chắn.
Với cọ rửa trong tay, đổ nước xà phòng vào nửa bình và cho cọ vào. Cọ từ sau ra trước và ngược lại, chú ý cọ sạch những vị trí có khả năng sữa còn bám nhiều nhất như: đáy bình, cổ bình và nắp bình.
Đối với bề mặt ngoài bình, sử dụng miếng xốp 2 mặt để lau chùi. Dùng mặt nhẹ để lau sạch toàn bộ bề mặt bên ngoài bình, những chỗ cứng đầu, bám sữa thì đổi sang mặt cứng, thô ráp hơn.
4. Cọ rửa núm ty
Để cọ rửa núm ty, mẹ nên sử dụng loại cọ rửa chuyên dụng cho núm ty để tránh làm hư hại núm ty cho bé.
Dùng cọ rửa núm ty cọ sạch phía trong núm ty. Đừng ngại dùng lực mạnh hơn nếu gặp những bả sữa "ngoan cố". Dùng miếng xốp để chà mặt ngoài của núm ty, đảm bảo không còn bất kỳ dấu vết nào của bã sữa hay nước bọt của trẻ.
5. Rửa sạch bình
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ từng bộ phận, mẹ rửa tất cả các bộ phận dưới nước lạnh để rửa sạch xà phòng.
6. Hong khô bình sữa
Bình sữa sau khi rửa xong cần được hong khô để tránh ẩm mốc. Khi hong khô bình sữa, tách riêng các bộ phận như lúc rửa, úp ngược các bộ phận lên giá để nước chảy xuống dưới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét