Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

KHI NÀO BÉ CÓ THỂ TỰ CẦM BÌNH SỮA?

6 tháng là thời điểm bé bắt đầu cai bú mẹ và dần chuyển sang bú bình. Nhiều mẹ thắc mắc không biết khi nào bé có thể tự cầm và giữ bình sữa. Những thông tin dưới đây sẽ cho mẹ câu trả lời.

1. Khi nào bé có thể tự giữ bình sữa?

Một đứa bé nên có khả năng giữ bình sữa từ độ tuổi 6 tháng bởi vì đây là thời điểm chúng phát triển các kỹ năng vận động để di chuyển đồ vật từ tay này qua tay kia. Trên thực tế, khả năng giữ bình sữa của bé vào 6 tháng tuổi là một trong những chỉ số đánh dấu sự phát triển lành mạnh của bé.
Trẻ sơ sinh phát triển khả năng đặt cả lòng bàn tay vào một vật dụng bất kỳ từ cuối tháng thứ 5. Do đó, rất có thể chúng sẽ có thể tự đón lấy bình sữa và cầm lấy.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều bắt đầu cầm và giữ bình sữa vào tháng thứ 6. Đôi khi, bé không thể tự giữ bình sữa cho đến tháng thứ 10 hoặc lâu hơn.
Điều này không có nghĩa bé chậm phát triển. Miễn bé đáp ứng các cột mốc phát triển khác, bạn không có gì phải lo lắng!
Ngoài ra, đừng quá nhạc nhiên nếu bé bắt đầu cầm giữ các thứ khác từ 3 tháng tuổi nhé.
Bố mẹ cần nỗ lực hết sức để giúp bé đạt được cột mốc này càng sớm càng tốt nhé.

2. Cách tập bé tự cầm giữ bình sữa

Đây là cả một quá trình và cần được thực hiện từ từ. Miễn là bạn cần phải kiên nhẫn thì bé mới có thể tập được sau nhiều lần thử.

- Giới thiệu cho bé bình sữa trong mỗi cữ bú bằng cách cho bé chạm vào bình sữa để cảm nhận hình dạng, kích cỡ và cân nặng của nó.

- Ban đầu, để bé cầm một bình sữa rỗng bằng cách đặt hai tay bé lên bình.
- Một khi bé thể hiện sự thích thú đến việc cầm giữ bình sữa, mẹ hãy đổ sữa vào bình theo từng phần, một phần ba, một nửa và sau đó đổ đầy.
- Khi đổ đầy bình sữa, bạn cần xem xét khả năng của bé có thể cầm giữ bình sữa với trọng lượng như thế hay không.
- Sau đó từ từ đưa bình sữa trong tay bé về gần miệng bé.
- Nếu bé đưa núm ty về phía miệng mình do ngửi thấy mùi sữa và bắt đầu nuốt, bạn đã tạm thời thành công. Nếu không, bạn cần phải hướng dẫn bé đưa núm ty vào miệng.
- Hỗ trợ phần đáy bình. Khi bé đã có thể tự giữ bình sữa và bú, bạn vãn cần để mắt theo dõi bé nhé.

3. Mẹo giúp bé tự cầm giữ bình sữa

Tập cho bé bú bình nhanh, hiệu quả - 1

Bé có thể thể hiện sự hứng thú với việc giữ bình sữa từ sớm nếu bố mẹ khuyến khích bé. Dưới đây là mẹo giúp mẹ dạy bé tự giữ bình sữa đúng cách, và giúp bé nhận ra mối liên kết giữa bình sữa và cơn đói.
- Quan sát sự phát triển của con
Đừng bắt buộc bé phải giữ bình sữa trong lúc bú. Thay vào đó, hãy để các kỹ năng vận động của bé phát triển. Bé sơ sinh thường học cách mở và đóng chặt bàn tay từ 3 tháng tuổi. Điều này có nghĩa đây là cơ hội tốt cho bé bắt lấy các đồ chơi và di chuyển chúng.
Trong quá trình con chơi, bố mẹ cần theo dõi thái độ và hành động của con để xác định con có hứng thú với việc cầm giữ đồ vật hay không, sau đó bạn có thể thử thay thế bằng bình sữa.
- Dạy bé lợi ích của bình sữa
Giúp bé hiểu ra mối liên hệ giữa đói bụng và bú bình bằng cách đưa cho bé bình sữa khi chúng đói. Trẻ sơ sinh có thể nhận ra khuôn mặt và đồ vật ở một khoảng cách nhất định từ 3 tháng tuổi, điều này có nghĩa chúng có thể dễ dàng liên kết đồ vật với một mục đích nào đó. Hướng dẫn tâm trí bé tìm bình sữa như một nguồn thức ăn sẽ tự động kích thích bé đón lấy bình sữa khi đói.
- Vỗ về bé
Bé có thể cảm nhận sự ấm áp khi bú mẹ. Khi bé bú bình, bạn cũng nên tạo cảm giác đó cho bé. Điều này giúp bé vẫn cảm thấy sự gần gũi từ mẹ. Giữ bé trong vòng tay sẽ giúp bé dễ thích nghi với bình sữa hơn.
- Duy trì sự yên lặng và bình yên trong suốt cữ bú
Khi bé đang bú, bạn cần giữ không khí xung quanh yên lặng, tránh tối đa các âm thanh ồn ào xung quanh bởi vì có thể làm bé bị xao nhãng hoặc thậm chí nuốt không khí nhiều hơn thay vì sữa.
Đôi khi việc giữ không khí yên tĩnh không phải dễ. Lúc này, mẹ có thể ôm bé vào lòng và thực hiện tương tác bằng mắt với bé, bằng cách này bé sẽ cảm nhận được cơ thể ấm áp của mẹ và trở nên bình tĩnh hơn.
- Cung cấp một số vật dụng hỗ trợ
Việc cầm giữ bình sữa trong một thời gian dài có thể làm tổn thương cánh tay bé. Do đó, hãy hỗ trợ tay bé bằng cách đặt một tấm lót hoặc một vật mềm và an toàn dưới cánh tay bé. Bạn cũng có thể sử dụng holder giúp giữ bình sữa ở vị trí cố định. Vật dụng này không chỉ giúp bé thư giãn cánh tay mà còn giữ bình sữa ở đúng vị trí khi bé bú.
- Nếu bé không muốn giữ bình sữa trong một số ngày, không sao cả!
Sẽ có một vài ngày, bé tự dưng không muốn tự giữ bình sữa nữa, có thể vì tâm trạng không tốt. Lúc này, bạn đừng ép buộc bé phải bú bình. Đến lúc đói, bé sẽ tự tìm lấy.
Quan trọng nhất, bố mẹ không nên nhất quyết dạy bé phải cầm giữ được bình sữa trong những ngày đầu bởi vì điều này có thể khiên bé ác cảm với bình sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa an toàn để tránh làm hại bé. Về biện pháp đảm bảo an toàn khi bú bình, mẹ đón đọc ở phần sau nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét