Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Bí quyết chia cữ hút khoa học giúp mẹ đẻ non ở tuần 37 vẫn hút được 1,5 lít sữa mỗi ngày

Theo quan điểm của chị Khánh Phượng, ngoài việc chia cữ hút sữa đều đặn, mẹ cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, ngủ đủ để cơ thể tiết ra nhiều sữa cho con. Khi bé trai của chị Khánh Phượng được 4 tháng tuổi, chị đã bắt đầu trở lại với công việc là một Nhân viên tại Viện phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật. Dù bận rộn với công việc, chị Phượng vẫn cố gắng “ưu tiên” và duy trì nguồn sữa mẹ để con trai của chị được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hàng ngày.

Cùng trò chuyện với chị Khánh Phượng để biết thêm hành trình nuôi con bằng sữa mẹ:

- Chào chị, chị có thể chia sẻ một chút về việc sinh con?

- Khi thai ở tuần 37, mình đang làm việc ở cơ quan thì thấy người mệt mệt, lạnh người, khó chịu. Mình cũng không hề đau đẻ và bụng cũng chưa tụt nhưng chồng vẫn đưa mình nhập viện. Sau khi khám, bác sĩ bảo đã chuyển dạ và mở được 2 phân. Đến khoảng 10h sáng hôm sau thì mở thêm 1 phân. Bác sĩ chọc ối, rồi tiêm kích đẻ để xuất hiện các cơn co tử cung. Dù đau lắm nhưng mình vẫn cố gắng để đẻ thường. Đến gần 9h tối thì cu cậu mới chịu ra đời theo phương pháp đẻ thường.
- Sau khi sinh mình uống thêm sữa và nước. Tuy nhiên, lúc sữa về nhiều thì phát hiện con bị vàng da, phải chiếu đèn nên không cho con ti trực tiếp dẫn đến việc mình bị tắc tia sữa. 5 Ngày sau sinh mình bị sốt li bì vì tắc sữa. Mình phải đi bấm huyệt, châm cứu, uống thuốc bắc và chữa tắc tia sữa. Chữa tắc tia sữa với mình còn đau hơn đau đẻ. Sau khi hết tắc, từ lúc vắt được 400ml/ lần thì chỉ còn 20ml/ lần. Mình đã stress. Con mình thường ti 80 – 90ml sữa/ lần nên phải dùng đến sữa trữ đông từ trước.- Sau khi sinh con chị đã làm gì để hồi phục cơ thể và giúp sữa nhanh về?

Sau đó, mình đã cố gắng rất nhiều để ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, tạo tâm trạng thoải mái và bắt đầu kích sữa.

- Chị có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm kích sữa?

- Khi nghe mọi người chia sẻ về kinh nghiệm kích sữa, mình đã hì hục kích hút. Con không ti mẹ nên mình chủ động được thời gian kích sữa. Ngày nào cũng như ngày nào là 6-9-12-15-18-21. Nhiều mẹ thực sự chịu khó, đêm dậy 2 lần kích nữa, tức là 6-9-12-15-18-21-24-3-6. Nhưng quan điểm của mình là không ngủ thì không có sữa.

Thế nên bữa vắt sữa cuối của mình là 9-10h đêm. Sau đó đi ngủ, đêm chỉ dậy ngâm sữa ấm cho con ti chứ không vắt nữa. Trộm vía 10 ngày sữa về nhiều, con đủ ti lại còn thừa. Rồi 15-20 ngày sau là mỗi ngày mình vắt được 1,3-1,5 lít sữa. Rồi thừa nhiều quá nên mình bắt đầu tìm các hội nhóm để cho sữa, giúp đỡ các bé thực sự khó khăn, ốm đau nhưng không có sữa mẹ để uống.

- Việc nuôi con nhỏ của chị có vất vả không?

- Trộm vía mình nuôi con thực sự nhàn hạ. Phần vì có bà nội bà ngoại đều trẻ, tâm lý, chiều con chiều cháu. Phần vì bé nhà mình cũng dễ tính, mẹ thả cho tự phát triển, không bồng bế nhiều. Nên bé rất hợp tác, rất ngoan. Mình tập thói quen cho con, 9h là tắt đèn đi ngủ. Đóng cửa phòng im lặng, không để các âm thanh khác làm ảnh hưởng đến con. Vỗ lưng cho con 1 lúc là bé bắt đầu ngủ chứ không phải bế rong hay làm bất cứ việc gì.

- Khi chị đi làm sớm, việc chăm con, hút sữa được sắp xếp như thế nào?

- Mình đi làm sớm, con được 4 tháng là mình đã đi làm rồi. Điều đó làm mình thực sự lo lắng. Tuy nhiên do con ở nhà được bà nội bà ngoại chăm, nên mình đến cơ quan làm việc, được tiếp xúc với đồng nghiệp, bạn bè cũng làm tâm trạng em thoải mái hơn. Vì vậy lượng sữa vẫn không đổi. Trộm vía con mình 7 tháng chưa 1 lần ốm sốt. Tiêm pentaxim, phế cầu phổi cũng chưa sốt lần nào.


Lời khuyên của mình dành cho các mẹ ít sữa, muốn kích sữa về cần lưu ý những yếu tố:

Thứ nhất: vắt sữa đúng giờ

Thứ 2: lúc vắt sữa không bao giờ nhìn vào bình xem mình vắt được bao nhiêu, như thế sẽ làm cho tâm trạng bị căng thẳng. Khi vắt sữa nên đọc báo, xem tivi cho thời gian trôi nhanh.

Thứ 3: Nếu khi vắt thấy hết sữa, không còn ra sữa nữa thì không nên dừng luôn không vắt sữa. Mà nên tiếp tục vắt thêm 5-10 phút. Nếu hết sữa bạn dừng luôn thì đó đúng là vắt sữa. Còn nếu bạn vắt thêm, thì đó chính là kích sữa.

Thứ 4: không vắt quá 30p/lần.

Thứ 5: uống nhiều sữa, nhiều nước, nếu sợ béo có thể uống sữa không đường. Ít nhất 3 lít 1 ngày. Bởi vì con người ta bình thường đã cần 2 lít nước 1 ngày để cơ thể khoẻ mạnh. Và bây giờ cần phải hơn thế để cơ thể tạo sữa.

Thứ 6: Không nên thức đêm thức hôm để vắt sữa. Cơ thể cần được nghỉ ngơi thì mới tạo được sữa. Vì vậy hãy ngủ 1 giấc thật ngon để tinh thần sảng khoái.

Xem sản phẩm máy hút sữa :

http://mamanbebe.com.vn/may-hut-sua/c135.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét