Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Các Mẹo Thông Tắc Sữa - Lợi Sữa - Các Vấn Đề Khi Sinh Mổ - Hạn Chế Béo Mà Vẫn Lợi Sữa

1 ngày mùa thu mát giời như hôm nay, mình chợt xem lại các bài tham khảo mà mình đã lưu lại trong quá trình tìm hiểu và xử lý...sự cố cho mình

Nay xin chia sẻ lại cùng các chị em, mong các mẹ luôn thông sữa, dồi dào nguồn sữa ngọt ngào dành cho em bé!

Để các mẹ dễ theo dõi, mình sẽ soạn làm 5 phần:

1. CÁC ĐIỀU NÊN THỰC HIỆN NGAY TỪ KHI MANG BẦU ĐỂ GIÚP KHÔNG BỊ TẮC SỮA VÀ LỢI SỮA
2. THÔNG TẮC SỮA
3. LỢI SỮA 
4. HẠN CHẾ TÍCH BÉO MÀ VẪN LỢI SỮA
5. CÁC VẤN ĐỀ KHI SINH MỔ

Mình còn kinh nghiệm cho vấn đề sinh mổ nữa, thật sự khuyên các mẹ bầu, nên đọc nên biết, vì không ai biết trước chắc chắn mình có phải sinh mổ hay không, mình vì ngu ngơ, cho nên hồi mang bầu đứa đầu, k đọc đến các vấn đề sinh mổ, cứ nghĩ mình mang bầu khỏe thế, vóc dáng khá to, chỉ đọc về các vấn đề sinh thường,....ai dè....khốn đốn!
Chân thành mong các mẹ không phải sinh mổ, vì nó nhiêu khê hơn sinh thường nhiều lắm!!!
máy hút sữa ardo
máy hút sữa ardo

I. Ngay từ khi mang thai

Lưu ý: Từ lúc còn mang thai, bà bầu đừng mặc áo ngực quá chật, và thường xuyên (từ tháng 4 trở đi) day đầu vú và bầu vú nhẹ nhàng.Sau khi sinh em bé, chú ý đừng nằm nhiều, nếu thấy hơi cứng và đau ở vú hãy tự day, chuờm ấm hoặc nhờ day cho tan. Như vậy tốt hơn là để tắc tia Sữa mới chữa.

- Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong thời kỳ có thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, mới có nhiều sữa sau khi sinh. Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường, bạn cần ăn thêm một chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và khi cho con bú, chị em nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.

- Massage bầu vú: Cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động (không chạm hay day ti vì sẽ gây co bóp tử cung). Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong phải dùng tay kéo ra để khắc phục.

- Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau.

Khi cho con bú

- Cho bú sớm: Trong Sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.

- Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.

- Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.

- Cho bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.

- Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).

- Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét